Vật liệu cách nhiệt là gì? Phân loại và tính chất

Phân loại vật liệu cách nhiệt

Phân loại theo cấu tạo: sợi rỗng (bông khoáng, bông thuỷ tinh,…); hạt rỗng (peclit, vecmiculit, xôvelit, vật liệu vôi cát, v.v…); rỗng tổ ong (bêtông tổ ong, thuỷ tinh bọt, chất dẻo xốp).

Phân loại theo hình dạng: Theo hình dạng, VLCN thường có các loại: khối (tấm, bloc, ống trụ, bán trụ, hình dẻ quạt), cuộn (nỉ, băng, đệm), dây và loại rời.

Phân loại theo nguyên liệu tạo thành: vô cơ và loại hữu cơ.

Phân loại theo thể tích: đặc biệt nhẹ (mác 15, 25, 35, 50, 75, 100); nhẹ (125, 150, 175, 200, 225, 250, 300, 350) và nặng (400, 450, 500 và 600).

Phân loai theo mức độ chịu nén: mềm (độ lún ép không lớn hơn 30%), bán cứng (độ lún ép 6 – 30%) và cứng (độ lún ép nhỏ hơn 6%).

Phân loại theo mức độ dẫn nhiệt: nhóm A – dẫn nhiệt kém, nhóm B – dẫn nhiệt trung bình, nhóm C – dẫn nhiệt tốt.

3. Tính chất của vật liệu cách nhiệt

3.1 Tính dẫn nhiệt

Tính dẫn nhiệt của vật liệu ngoài phụ thuộc cố định vào hệ số dẫn nhiệt của vật liệu đó, tính dẫn nhiệt còn phụ thuộc và biến đổi theo mức độ thấm nước hút ẩm. Nước có hệ số dẫn nhiệt rất lớn, lớn hơn không khí tới 25 lần.

3.2 Cường độ nén

Cường độ nén của vật liệu sẽ đảm bảo cho vật liệu không bị hư hại trong quá trình vận chuyển, thi công, lưu kho và trong thời gian sử dụng.

3.3 Mức độ hút ẩm

Vật liệu có mức độ hút ẩm hay thấm nước lớn sẽ ảnh hưởng lớn tới mức độ cách nhiệt của vật liệu, ngoài ra còn ảnh hưởng tới mức độ chịu nén và độ bền của vật liệu trong thời gian sử dụng

3.4 Tính thấm khí

Không khí ở dạng tĩnh thì có hệ số dẫn nhiệt rất thấp, tuy nhiên nếu vật liệu có thể tạo sự trao đổi khí giữa hai môi trường bị ngăng cách thì mức độ cách nhiệt của vật liệu cũng sẽ bị giảm đi.

3.5 Tính chịu lửa

Tính chịu lửa hay tính chống cháy và khả năng dễ cháy của vật liệu. Vật liệu dễ cháy cần phải kết hợp với vật liệu chống cháy khác, tính chất cháy của vật liệu được tính ở 800-8500C và giữ trong thời gian 20 phút.

3.6 Tính bền với hóa chất và sinh vật

Các vật liệu để tạo thành một khối lớn cần phải sử dụng một số loại keo để kết nối, nên vật liệu cần phải chịu được hóa chất và có thể kết dính cao. Ngoài ra, vật liệu có thể bị thấm nước hay tiếp xúc với nước có thể là nơi sinh sống và phát triển của nấm mốc, nên vật liệu cần có tính kháng vi sinh tốt.

3.7 Độ phát xạ của bề mặt vật liệu

Là đại lượng đặc trưng cho mức độ hấp thụ và bức xạ nhiệt của bề mặt vật liệu (dao động từ 0-1). Bức xạ là sự lan tỏa hoặc truyền dẫn năng lượng dưới dạng sóng hoặc hạt phân tử qua không gian hoặc thông qua môi trường dẫn. Vật liệu có độ phát xạ càng nhỏ thì nhiệt phát ra từ bề mặt càng thấp.

3.8 Độ phản xạ

Là đại lượng thể hiện khả năng phản xạ tia bức xạ nhiệt trên bề mặt vật liệu, chống lại sự xâm nhập của tia bức xạ và bên trong vật liệu. Vật liệu có độ phản xạ càng cao tì khả năng bức xạ càng thấp hay khả năng chống lại bức xạ càng tốt.

Ví dụ: Màng nhôm có độ phát xạ là 0,03 và độ phản xạ là 0,97. Nhựa đường có độ phát xạ là 0,91 và độ phản xạ là 0,09.

 

Hãy liên hệ ngay qua số hotline: 0911 922 588 – 0911 406 644  của chúng tôi để nhận được sự tư vấn tận tình và báo giá nhanh chóng nhất nhé!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CÁCH NHIỆT TSC –Chúng tôi với phương châm ” Giá rẻ – Chất lượng – Tận Tình ” trong từng khâu sản phẩm và luôn là người bạn thân thiết của mọi nhà. 

Địa Chỉ: 115 – 116, Tổ 18, KP 1, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Website 1: http://cachnhiettsc.com/           Email 1: cachnhiet.tsci@gmail.com

Website 2: https://tscitrading.com/             Email 2: info@cachnhiettsc.com